Hơn 23 năm vận hành cung cấp điện cho tỉnh Quảng Nam, mặt dù đã được kiểm tra và bổ sung theo định kỳ nhưng hệ thống tiếp địa trạm đã trải qua thời gian vận hành quá lâu nên lưới tiếp địa của trạm đã xuống cấp, làm cho điện trở tiếp địa tăng lên không đảm bảo trị số vận hành, nên mỗi khi có ngắn mạch hay giống sét rất nguy hiểm đến thiết bị, gây ảnh hưởng lớn đến vận hành an toàn thiết bị và dộ tin cậy cung cấp điện của trạm. Do đặc điểm địa lý, khí tượng thuỷ văn với một mật độ dông sét tương đối lớn nên nguy cơ sét đánh trực tiếp vào trạm biến áp, hoặc sét đánh vào lưới phân phối lan truyền vào các thiết bị trong trạm, sét đánh vào các đường cáp tín hiệu viễn thông, sau đó cảm ứng lan truyền điện đến các thiết bị điện tử đầu cuối nhạy cảm, gây hư hại và làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành an toàn của trạm. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành cũng như các quy chuẩn đặt ra nên trạm biến áp phải có hệ thống tiếp địa phải được đầu tư xây dựng với tiêu chuẩn cao, có điện trở nối đất thấp để đáp ứng yêu cầu hoạt động an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy, việc trang bị hệ thống tiếp địa cho trạm 110kV Tam Kỳ là rất cần thiết.
Nhằm nâng cao khả năng vận hành an toàn, tin cậy cho trạm biến áp 110kV Tam Kỳ. Trong thời gian qua, CGC đã triển khai công trình xử lý hệ thống tiếp địa trạm biến áp 110kV Tam Kỳ. Theo đó, trạm sẽ được lắp đặt hệ thống tiếp đất chôn sâu kết hợp sử dụng hợp chất San Earth, thiết bị này gồm các cọc thép mạ đồng thả trong giếng xếp theo hàng, được nối liên kết với nhau theo các rãnh tiếp đất. Sử dụng hợp chất giảm điện trở tiếp đất San Earth đổ dọc theo rãnh, phủ kín hệ thống dây tiếp đất nằm ngang liên kết các giếng. Sau khi lấp đất đầm chặt và ổn định toàn bộ, hỗn hợp San Earth và đất sẽ đông cứng như xi măng tạo thành một điện cực tiếp đất có điện trở ổn định và bền vững, không bị chi phối bởi thời tiết, không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao độ tin cậy trong vận hành của thiết bị khi có giông sét.